Sieupet.com - Đơn vị mua bán thú cưng uy tín trên toàn quốc.

Lĩnh vực hoạt động: Mua bán thú cưng, Trông giữ thú cưng, Chó nhập ngoại, Bán phụ kiện thú cưng. Trại giống: Xóm Nhồi, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội Hotline: 0838 336 888 Email: lienhe@sieupet.com Website: https://sieupet.com

Chó Akita Mỹ: Những điều bạn cần biết

To lớn và nặng cân hơn, American Akita (chó Akita Mỹ) được phát triển vào giữa thế kỷ 20 từ chó Akita Nhật. Nếu Akita Inu Nhật tinh anh như một chú cáo thì Akita Mỹ trông to lớn như một chú gấu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những chú chó Akita Mỹ.

Sự ra đời của chó Akita Mỹ

Akita đầu tiên đến Mỹ từ năm nào?

Nhiều người tò mò vì sao giống chó lâu đời tại Nhật Bản lại phổ biến và phát triển thành một dòng riêng tại Mỹ như Akita Mỹ. Nguồn gốc của dòng chó này bắt đầu khi Helen Keller, một nhà văn, giảng viên và cũng là nhà hoạt động nhân đạo nổi tiếng, đưa chú chó Akita đầu tiên đến Hoa Kỳ.

Năm 1937, khi đang du lịch Nhật Bản, bà Keller ghé thăm tỉnh Akita và biết đến câu chuyện về Hachiko – chú chó Akita nổi tiếng đã chờ đợi chủ nhân suốt 9 năm. Helen vô cùng ấn tượng với câu chuyện và mong muốn được nuôi một chú chó Akita như thế.

Ông Ogasawara, khi đó đang làm việc tại sở cảnh sát khu vực Akita đã tặng Helen một chú chó con 2 tháng tuổi tên Kamikaze-go. Helen trở về Mỹ cùng Kamikaze-go, nhưng chỉ 1 tháng sau chú chó đã qua đời vì bị bệnh. Chính phủ Nhật đã tặng Kenzan-go (em trai của Kamikaze-go) cho bà vào tháng 7 năm 1938.

Sự phát triển và được công nhận của Akita Mỹ

Thế chiến II kết thúc, rất nhiều lính gác Mỹ từng đóng tại Nhật Bản yêu quý Akita và đưa chúng đến Hoa Kỳ. Tại Mỹ, người ta bắt đầu phát triển một nhánh chó riêng thích nghi hơn với khí hậu và mục đích nuôi bằng cách lai chúng với chó chăn cừu và chó chiến đấu Đức. Đây cũng là lý do chính khiến Akita Mỹ khác với Akita Inu của Nhật.

f:id:sieupet:20190113103931j:plain

Năm 1956, Câu lạc bộ Akita của Mỹ (AKA) được thành lập. Đầu năm 1973, Câu lạc bộ Kennel Mỹ (AKC) chính thức công nhận Akita. Năm 1992, AKC chính thức công nhận JKC (Câu lạc bộ Kennel Nhật Bản) và xác nhận Akita Inu là giống chó thuần chủng.

Dựa trên việc đánh giá nghiêm ngặt tiêu chuẩn chó Akita Inu, người ta dần dần xây dựng nên bộ tiêu chuẩn cho Akita Mỹ. Năm 1993, các nhà lai tạo chính thức đề xuất việc chia 2 loại chó thành 2 dòng riêng.

Ngày 1/6/1999, tại World Dog Show tổ chức ở Mexico City, 2 giống chó này chính thức được phân biệt. Người ta gọi chó Akita tại Mỹ là ‘Japanenest Dog hay Great Japanenest Dog – GJD’ còn Akita Nhật gọi là ‘Akita Inu’. Tháng 7 năm 2005, đổi thành ‘American Akita’ hay ‘Akita Mỹ’. Cách gọi này có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006 đến ngày nay.

Akita Mỹ khác gì so với Akita Nhật?

Mặc dù Akita Mỹ và Akita Inu Nhật có cùng tổ tiên, nhưng quá trình hơn 50 năm sinh sản ở các bờ khác nhau của Thái Bình Dương đã tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa hai loài chó này. Akita Mỹ có hình dạng đầu khác so với Akia Nhật. Nhưng dễ nhận biết nhất là kích thước và màu sắc lông.

Về kích thước

  • Chiều cao

Akita Mỹ cái cao 61 – 66 cm trong khi Akita Inu chỉ cao 58 – 64 cm. Tương tự với Akita Mỹ đực cao 66 – 71 cm và Akita Inu chỉ cao 64 – 70 cm.

  • Cân nặng

Akita Mỹ cái nặng 36 – 54 kg trong khi Akita Inu chỉ nặng: 23 – 29 kg. Akita Mỹ đực có cân nặng 45 – 66 kg, chó Akita Inu đực nặng 32 – 39 kg.

Phần đầu

Akita Mỹ có đầu hình tam giác lớn, mắt nhỏ, nằm sâu trong hộp sọ trông tương tự như một con gấu. Trong khi đó, đầu của Akita Nhật nhỏ hơn nhiều, mắt chúng hình quả hạnh, tai dựng hơi hướng về phía trước nên đầu chúng trông giống như con cáo.

Ngoài ra, chó Akita Nhật có tỷ lệ mõm/hộp sọ là 50/50. Còn với Akita Mỹ tỷ lệ này là 40/60. Như vậy, chó Akita Mỹ có mõm ngắn hơn.

Bộ lông

Bộ lông của Akita Mỹ gồm 2 lớp: bên trong dày, mềm, đặc ngắn; bên ngoài thưa, cứng và dài hơn. Phần lông ở vai và mông dài khoảng hai inch, đó là phần lông dài gần nhất của cơ thể (sau lông ở đuôi). Lông trên đầu, tai và chân có thể coi là ngắn nhất.

Akita Nhật được công nhận với 5 màu cơ bản là: màu trắng tinh khiết, đỏ, nâu vàng, vừng hoặc vằn vện. Trong đó, màu 2 lớp lông trong ngoài khá tương đồng. Với Akita Mỹ, màu sắc lớp lông trong và ngoài có thể khác nhau.

Đặc biệt, Akita Mỹ có màu lông rất đa dạng. Từ trắng đến vằn vện hoặc vá,… Ngoài ra, từng con có thể có hoặc không có phần lông màu đen giống hình mặt nạ trên mặt.

Ngoài ra, Akita Mỹ lông vá thường có nền màu trắng và các bản vá lớn đặt đồng đều trên đầu, chiếm hơn 1/3 cơ thể. Akita Mỹ lông trắng các lớp lông có thể là 2 sắc độ khác nhau.

Vai trò

Trước đây, Akita Inu thường được nuôi làm chó săn và canh gác. Trong khi đó, Mỹ Akita được lai tạo và phát triển làm chó chiến đấu, chó bảo vệ, cảnh khuyển,… Ngày nay, cả 2 giống chó này đều được dùng nuôi trong nhà và trở thành người bạn tốt của con người.

Một số đặc điểm của chó Akita Mỹ

Hộp sọ

Chó Akita Mỹ có hộp sọ nằm ngang. Từ trên nhìn xuống phần đỉnh mõm và 2 tai tạo thành một tam giác tù. Khi chó thư giãn, phần trán phẳng và không bị nhăn.

Tai

Như Akita Inu, Akita Mỹ cũng có tai hình tam giác nhỏ, thẳng đứng. Đầu tai hơi tròn, phần đáy tiếp xúc với sọ khá rộng. Nếu muốn kiểm tra xem tai chúng có kích thước chuẩn hay chưa, bạn có thể thử gấp nhẹ vành tai. Nếu chạm vào vành mắt nghĩa là tai chúng dài hợp lý.

Mũi

Mũi chúng rộng và đen. Với Akita trắng, người ta ưu tiên mũi màu đen nhưng những màu sáng hoặc xám cũng được chấp nhận. Môi chó màu đen, mím khít không hở răng.

Cổ

Cổ Akita Mỹ tương đối ngắn, dày và cơ bắp, mở dần về phía vai. Ngực rộng và sâu, mở xuống khuỷu tay, độ sâu xuống khuỷu bằng 1/2 chiều cao đến vai. Cơ bắp trước sau phát triển cân đối, hài hoà.

Đặc điểm tính cách

Nhìn chung, tính cách của 2 dòng chó này không có sự khác biệt. Chúng thân quen, trìu mến, trung thành với chủ và hơi hung hăng với người lạ. Chúng đều thông minh, khá dễ huấn luyện nhưng cũng có lúc thích tự lập và làm theo ý mình.

Thức ăn của chó Akita Mỹ

Gồm các loại thịt ít béo (bò, cừu, gia cầm), phô mai, sữa chua, cá biển, ngũ cốc, rau củ (cà chua, dưa chuột, bông cải, …). Nhu cầu dinh dưỡng của chúng khá hài hoà. Ngoài ra, nên tránh các loại xương ống, xương nhỏ, khoai tây, đậu, thịt hun khói, đồ ngọt và thực phẩm từ lúa mì.

Cách vệ sinh, chăm sóc lông chó Akita Mỹ

Lông tơ của chó Akita thường mềm mịn. Khi đạt 3 tháng tuổi trở lên, chúng bắt đầu thay lông mới thô cứng hơn. Quá trình thay lông có thể kéo dài nhiều tháng và phụ thuộc vào điều kiện ăn uống, chăm sóc.

f:id:sieupet:20190113103953p:plain

Tại Việt Nam, chúng rụng lông nhiều vào tháng 3 và 7. Các tháng khác lông vẫn rụng rải rác nhưng ít hơn. Ngoài ra, chó cái thường rụng nhiều lông hơn chó đực, nhất là khi chúng bắt đầu sinh con. Chó Akita không cần tắm nhiều. Tuy nhiên cần được chải, tỉa lông và kiểm tra bắt bọ chét, rận, ve, …

Phòng tránh bệnh cho Akita Mỹ

Mùa xuân và thu chó dễ bị ve, bét cắn nên cần được kiểm tra lông, da. Bạn có thể diệt các sinh vât này bằng thuốc xịt hoặc xà phòng tắm chuyên dụng. Để tránh chó bị nhiễm sán nên cho chó tẩy giun 6 tháng – 1 năm/lần.

Nên đưa chó đi khám thú y định kỳ để tránh và phát hiện sớm các bệnh như: hội chứng cushing, teo võng mạc, bệnh tuyến giáp, xoắn mí mắt, thoái hoá thần kinh, viêm da nấm men,…

Lời kết

So với Akita Nhật, Akita Mỹ thường phổ biến hơn. Ngoài ra, việc mua, nhập khẩu giống chó này cũng đơn giản và giá bán rẻ hơn so với chó Akita Nhật.

Còn rất nhiều giống chó cảnh đa dạng được giới thiệu trong các bài viết của Siêu Pet, các bạn có thể click xem tìm hiểu và đặt câu hỏi cho chúng tôi.

Một lần nữa, Siêu Pet hi vọng bài viết này đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp bạn trong những bài viết sau.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-akita-my/